Giải mã bí mật: bệnh basedow có lây không????

ung thư tuyến giáp có lây không

Khi các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu sẽ dẫn đến hiện tượng chức năng tuyến giáp bị cường. Bệnh này có tên là Basedow hay còn được biết đến là bệnh bướu cổ. Đây là căn bệnh thường gặp đối với các bệnh nội tiết và chiếm từ 10% đến 30% các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này sẽ là bị bướu cổ lan tỏa. Vậy basedow là gì, nguyên nhân xuất hiện, cách chữa trị ra sao và đặc biệt là bệnh basedow có lây không?

Bệnh basedow có lây không?

Bệnh basedow có lây không?

Bệnh basedow là gì?

Basedow là bệnh lý cường giáp thường gặp với những biểu hiện chính là: nhiễm độc tuyến giáp đi cùng với bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và thương tổn ở vùng ngoại biên. Bệnh này gặp nhiều ở phụ nữ hơn là nam giới. Đặc biệt phổ biến ở nữ trong độ tuổi từ 21 đến 30 vì chúng có liên quan đến nồng độ estrogen của nữ.

Khi các yếu tố gây bệnh tác động vào con người sẽ làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ sẽ xuất hiện trên bề mặt tế bào của tuyến giáp. Từ đó sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra tự kháng thể là hormone TRAb.

TRAb sẽ gắn vào receptor của hormon TSH tại màng tế bào trên tuyến giáo. Từ đó kích thích tế bào tuyến giáp phát triển về số lượng và tăng cường hoạt động chức năng của chúng. Từ đó tổng hợp và giải phóng ra nhiều hormone tuyến giáp vào máu hơn và gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự nhiễm trên lâm sàng khác.

Nguyên nhân của bệnh Basedow là gì?

Muốn biết bệnh basedow có lây không thì cần phải xem xét đến những nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì. Basedow xuất hiện nhiều ở nữ giới. Một số yếu tố dẫn đến căn bệnh này là:

  • Hiện tượng thai nghén cũng có thể là nguyên nhân của bệnh. Đặc biệt là vào giai đoạn chu sinh.
  • Dùng ít iot cũng khiến khởi phát bệnh basedow.
  • Sử dụng lithium để thay đổi đáp ứng miễn dịch.
  • Bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.
  • Ngừng corticoid một cách đột ngột.
  • Stress cũng là 1 nguyên nhân xuất hiện bệnh.
  • Yếu tố di truyền cũng khiến cho khoảng 15% số người bị bệnh. Và tỉ lệ truyền bệnh cho người thân trong gia đình sẽ khoảng 50%.
Chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Biểu hiện của những người bị basedow

Người bị mắc phải basedow sẽ có những biểu hiện tương tự như hội chứng cường giáp. Cụ thể là:

  • Ăn khỏe hơn.
  • Tinh thần có phần nào đó bất ổn. Nhịp tim đập nhanh hơn 90 lần/phút. Áp tai vào lồng ngực sẽ thấy tiếng tim đập mạnh.
  • Huyết áp tăng
  • Dần dần xuất hiện bướu cổ lan tỏa. Đây là dấu hiệu mà khoảng 80% các bệnh nhân Basedow sẽ thấy xuất hiện. Mức độ to hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào từng thời kỳ và quá trình điều trị bệnh.
  • Các đầu chi bị run.
  • Ngày càng gầy sút cân mặc dù vẫn ăn uống bình thường thậm chí là ăn nhiều.
  • Mắt ngày càng lồi to ra.
  • Tính tình thay đổi thất thường dễ cáu gắt. Ngược lại, có người thì lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt với các biểu hiện là: da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
Theo dõi biểu hiện bệnh để chẩn đoán sớm và điều trị

Theo dõi biểu hiện bệnh để chẩn đoán sớm và điều trị

Bệnh basedow có lây không?

Từ những nguyên nhân, biểu hiện bệnh, hãy cùng phân tích xem, bệnh basedow có lây không và có nguy hiểm không. Có thể thấy rằng, bệnh basedow khó có thể lây từ người sang người trừ khi trong nhà bạn có người bị thì sẽ di truyền từ bố hoặc mẹ sang con cái.

Nhưng hãy lưu ý, bệnh này rất nguy hiểm cho hệ tim mạch của người mắc phải. Nếu như bạn không phát hiện và điều trị kịp thời, sử dụng đúng cách thì bệnh nhân rất dễ tử vong trong tình trạng bị suy tim, suy kiệt sức khỏe. Biến chứng nặng nhất của bệnh là bão giáp. Nếu bị bão giáp, người bệnh sẽ sốt cao lên tới 40, 41 độ C, thần kinh có dấu hiệu bị hoảng loạn, tâm trạng lo lắng, kích thích dữ dội, tim đập nhanh.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh basedow chính xác?

Ngoài những dấu hiệu phía trên, để chắc chắn rằng bạn không may mắn bị mắc bệnh basedow và có phương pháp chữa trị an toàn, nhanh chóng thì hãy đến bệnh viện để thực hiện việc chẩn đoán lâm sáng. Các chẩn đoán thường được sử dụng ở bệnh viện là:

  • Xét nghiệm để chẩn đoán hormone
  • Xạ hình tuyến giáp
  • Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp
  • Điện tâm đồ
  • Chụp X-Quang
  • Xét nghiệm men gan

Trong đó Xạ hình tuyến giáp là cách chẩn đoán chính xác nhất căn bệnh này. Để ghi hình được tuyến giáp của bạn và xem chúng có mắc bệnh không, bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium – 99m (Tc99m).

Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây

Từ đó, tuyến giáp sẽ được ghi hình lại, xác định rõ ràng vị trí, kích thước. Từ đó đánh giá chức năng, hình ảnh tuyến giáp của bệnh nhân. Từ đó phát hiện sớm ung thư tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Xạ hình tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc bệnh basedow có lây không. Hãy ghi nhớ và theo dõi xem mình có đang gặp phải những biểu hiện như vậy không và sớm kiểm tra, có cách xử lý để không nguy hiểm đến tính mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *