[Học online] QUA ĐÈO NGANG P1 _ Ngữ văn 7 _ TS. Trần Thị Vân Anh



Bà Huyện Thanh Quan (? – ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.

Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).

2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.
6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

TS. Trần Thị Vân Anh đã có 10 năm kinh nghiệm dạy và luyện thi vào lớp 6, lớp 10 môn Ngữ văn. Cô đã đào tạo được nhiều học sinh đỗ vào trường chuyên, đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10. Đồng thời cô cũng là người có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được tặng thưởng của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội về phương pháp dạy học Ngữ văn.

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

Nguồn: https://benbachdang.com

Xem thêm bài viết khác: https://benbachdang.com/giao-duc

  • Nhảy qua đèo ngang ko lấy đà

    Anh Hoàng Nam 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Cô giảng bài rất hay

    Hương Sơn 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • 2019 ai còn xem thì cho 1 like

    king_ 684 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • em ko hiểu lắm ạ

    ngốp koi 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Hay nhưng em ko hiểu

    Trang Cong 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Hay

    Thuỷ Đinh 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Bước tới vườn hoa bóng xế tà
    Honda chen lấn với tay ga
    Lom khom vài cặp trên gá đá
    Lác đác vài đôi dưới vườn hoa ^-^

    Vuy Cúc 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Cô ơi cho em hỏi vậy trong bài thơ bầy tả tình cảm gì vậy vô

    Huyen Lu 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Cô ơi cô dạy rất hay nhưng sao em ko thấy những bài ví dụ như quan hệ từ … Mong cô cho em biết lí do và sớm có cách cải thiện nó

    Tuan Pham 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Cô giảng hay lắm

    Error404 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • Bước tới đèo ngang ko lấy đà
    Đập đầu vô đá máu tuôn ra
    Lom khom xuống núi tìm y tá
    Y tá theo trai ko có nhà

    Tường Vy Nguyễn Thị 06/03/2020 7:56 pm Reply
  • co giang rat hay va de hieu em rat thich nghe nhung bai van co giang

    Ngoc Vu Nguyen 06/03/2020 7:56 pm Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *